JavaScript is off. Please enable to view full site.

Anh Hùng Bắc Cương

132 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Kiếm Hiệp
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Năm xuất bản 2018
Số Chữ 67,176
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 48,068
Từ Khoá anh hung bac cuong anh hung bac cuong full anh hung bac cuong prc doc truyen anh hung bac cuong
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Anh Hùng Bắc Cương
Đã có 11 người đánh giá / Tổng đề cử
Xin đọc bộ Thuận Thiên Di Sử trước khi đọc bộ Anh Hùng Bắc Cương.

Quý độc giả đã đọc Anh-hùng Tiêu-sơn giai đoạn một, mang tên Thầy tăng mở nước. Thấy tăng mở nước không phải là tên mới, vì đã xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ mười hai, để chỉ chư vị tăng ni hồi đó biến đổi Phật-giáo từ Ấn-độ, Trung-quốc qua, thành một Phật-giáo dân tộc. Nhân ở hoàn cảnh mất nước lâu dài trong gần nghìn năm, các ngài đã lồng đạo pháp đức Thế-tôn với chủ đạo tộc Việt thời vua Hùng, vua An-Dương vua Trưng làm một. Bởi vậy mới có câu: “Đạo pháp bất dị quốc đạo”.

Vì nước mất đã lâu, nay các ngài dựng lại được, nên người đương thời dùng câu Thầy tăng mở nước để ghi nhớ công ơn.

Đạo-pháp, dân tộc là một không có nghĩa toàn thể tộc Việt phải sống trong đạo Phật, mà có nghĩa: Đem đạo pháp của đức Thế-Tôn ra giúp dân tộc. Đem đức từ bi, hỷ xả làm căn bản trong việc trị dân.

Giai đoạn hai, chỉ rõ một Phật-tử trong ngôi vị hoàng đế, đem đạo pháp ra trị nước, làm cho dân chúng ấm no, sung sướng như thời vua Hùng, vua Trưng. So sánh với Trung-nguyên bấy giờ hoàn toàn dùng Nho, khác hẳn. Thế nhưng không có ma sao có Phật? Bởi vậy trong triều Thuận-Thiên hoàng đế (Lý Thái-tổ) quên ăn, quên ngủ lo cho dân, thì ma qủi hiện ra dưới lớp Hồng-thiết giáo. Lại có những con ma, con quỷ đội lốt tăng ni như Nguyên-Hạnh, Hoàng-Liên, Thạch-Phụng.

2. Đến giai đoạn ba thời đại Tiêu-sơn biến sang một nét mới, thuật công cuộc phòng ngự biên cương phía Bắc của 207 khê động, tức các bộ lạc dân tộc thiểu số. Suốt mấy nghìn năm, cho đến nay, các khê động như hàng rào, bảo vệ Bắc-cương Đại-Việt.

Vào thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, lãnh thổ nước ta tới hồ Động-đình. Riêng lĩnh địa quận Giao-chỉ gồm lưu vực sông Hồng tức Bắc-Việt ngày nay và vùng lưu vực sông Tả-giang, Hữu-giang tức vùng Nam Trung-quốc như : Lộc-xuân, Nguyên-dương, Khâu-bắc, Văn-sơn, Phú-định (thuộc Vân-Nam). Một phần phía Tây-Nam sông Tả-giang như Điền-lâm, Bách-sắc, Điền-dương, Điền-Đông, Sùng-tả, Bồ-Bắc, Nhạc-xuyên thuộc Quảng-Tây.(1)

Những năm 1981-1982-1983 khi công tác cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaceutique, viết tắt là CEP), Ủy-ban trao đổi Y-học Pháp-Hoa (Comité Médical Franco-Chinois, viết tắt là CMFC) du hành sưu khảo trong các vùng trên, tôi đã được phỏng vấn trước sau gần năm mươi giòng họ trong vùng này. Có tới bốn mươi ba giòng cho biết gia phả chép rằng, tổ tiên họ vào thời Tống còn là người Việt. Tôi cũng mò mẫm vào bảo tàng viện địa phương, cơ quan bảo tồn di tích cấp xã để nghiên cứu về kết quả những cuộc khai quật trong các vùng nói trên.

Một số mộ tìm thấy những viên gạch trên nắp quan tài ghi tên người quá cố với những niên hiệu của:

  • Vua Lê-đại-Hành như Thiên-Phúc (980-988) Hưng-thống (989-993) Ứng-thiên (994-1005),
  • Vua Lý Thái-Tổ như Thuận-Thiên (1010-1028), Lý Thái-Tông như Thiên-Thành (1028-1033) Thông-Thụy (1034-1037).

Di tích gần nhất là ngôi mộ giòng họ Quách ở vùng Điền-Đông thuộc Quảng-Tây ghi:

Quách công húy Tuần. Thụy Minh-Mẫn
Chung ư thập tam nhật, thập nhị nguyệt, Tý thời
Kim vương Đại-Định, bát niên, Ất-Mão

Nghĩa là: Ông họ Quách tên là Tuần, tên thụy là Minh-Mẫn, từ trần giờ Tý ngày mười ba, tháng chạp. Nhằm niên hiệu đức vua Đại-Định năm thứ tám, tức năm Ất-Mão. Tra trong sử, Đại-Định là niên hiệu của vua Lý Anh-Tông. Năm thứ tám là năm 1147.

Tại Khâu-bắc, Văn-sơn, Phúc-định thuộc Vân-Nam còn có đền, miếu thờ công chúa Bảo-Hòa, nhưng không biết công chúa Bảo-Hòa Lý hay Thân. Người ta đã khai quật nhiều mộ người Việt, ghi lại những di tích đời Trần với niên hiệu vua Trần Thái-Tông, Nhân-tông.

Giữa hai vùng đồng bằng Tả-giang, Hữu-giang với Trung-châu Bắc-Việt chia cách nhau bằng khu rừng núi Bắc-biên ngày nay. Trong đám rừng núi này có 207 nhóm sắc tộc Mèo, Thái, Mán, Nùng, Tày, Mường. Sử gia Trung-quốc gọi họ là Man-dân, hoặc Khê-động. Sự thực những khê-động là di tích của các Lạc-ấp thời vua Văn-lang, Âu-lạc, Lĩnh-Nam còn sót lại.

Khi Mã Viện chiếm trọn Lĩnh-Nam. Y trồng một cột Đồng-trụ ở biên giới Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận. Nếu vậy, đồng trụ phải nằm ở khu tứ giác Nam-ninh, Liễu-châu, Bắc-sắc, Nam-đơn, chứ không thể nằm trong lãnh thổ Bắc-Việt.

Thời vua Ngô đánh quân Nam-Hán, ngài chỉ đuổi chúng khỏi trung châu Bắc-Việt, tới vùng núi non Bắc-cương ngày nay, tức đuổi khỏi phần lưu vực sông Hồng, chứ không đuổi khỏi lĩnh địa Giao-chỉ cũ. Từ đấy biên cương Hoa-Việt ngăn cách nhau bằng khu núi non Bắc-cương với 207 khê động.

Trong thời gian Bắc-thuộc, các khê-động và biên cương không đặt ra. Vì người Hoa coi toàn thể lãnh thổ ta thuộc Thiên-hạ tức đất của họ.

Lúc vua Lê Đại-Hành đánh Nam-Hán, cũng không chiếm lại lãnh thổ Lĩnh-Nam cũ đã đành, mà không đòi lại toàn vẹn cố

Mới nhất
5 năm trước
    Tổng đề cử 11
    Tuần 131
    Tháng 813
    loading
    loading