JavaScript is off. Please enable to view full site.

Tuyển Tập Truyện Ngắn Lỗ Tấn

136 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Truyện Ngắn Tuyển Tập
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Năm xuất bản 2023
Số Chữ 47,530
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 500
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Tuyển Tập Truyện Ngắn Lỗ Tấn
Đã có 10 người đánh giá / Tổng đề cử
Tiểu thuyết của Lỗ Tấn chỉ có đoản thiên, không có trường thiên. In thành hai tập : một tập ra trước là Nột hám, gồm có mười bốn thiên ; một tập ra sau là Bàng hoàng, gồm có mười một thiên. Ông viết những đoản thiên này từ năm 1918 đến năm 1925, về sau không viết thể văn đó nữa, xoay qua viết tản văn nghị luận hoặc đả kích mà ông gọi là "tạp cảm".Chủ đề của những truyện ngắn Lỗ Tấn đại để là : đánh đổ đạo đức lễ giáo phong kiến ; chỉ ra bệnh căn xã hội cũ ; bộc lộ những cảnh suy lạc ở nông thôn, tình trạng phụ nữ bị áp bách, cái di hại của cựu học và cái phù phiếm không thực tế của tân học. Nhân vật và đề tài của nó đại để là : bần cố nông, đàn bà nghèo chết chồng hay bị chồng bỏ, nhà nho lỡ vận, tiểu tư sản tri thức và thanh niên nam nữ trong trào lưu tư tưởng mới.Đọc tiểu thuyết Lỗ Tấn như đọc một thiên lịch sử, thấy cái xã hội Trung Quốc trước và sau Cách mạng Tân Hợi, dưới những ách phong kiến, gót sắt quân phiệt, xiềng xích đế quốc, tình trạng rất là bại hoại, tiêu điều, nguy ngập, nó phải đòi hỏi một cuộc cách mạng khác triệt để hơn. Một điều hình như thiếu sót là tác giả chỉ đưa vấn đề ra mà không giải quyết. Chính Lỗ Tấn cũng có nói : "Tôi bộc lộ cái bệnh căn của xã hội ra, thúc giục người ta để ý, kiếm cách sửa chữa". (Bài tựa Lỗ Tấn tự truyện tập). Có lẽ cũng vì đó mà, sau Tưởng Giới Thạch làm phản Cách mạng năm 1927, khi Trung Quốc tràn ngập cái họa nội loan ngoại xâm, Lỗ Tấn xoay qua, trong không đầy mười năm, viết mười một tập tản văn gọi là tạp cảm để đấu tranh cụ thể hơn, càng mãnh liệt hơn.Dù vậy, tiểu thuyết Lỗ Tấn vẫn không vì đó giảm kém giá trị của nó. Bởi nó bao giờ cũng đi sát với hiện thực xã hội, nhờ ngòi bút sắc bén giải phẫu linh hồn mọi người, làm cho ai đọc đến đều phải giật mình, thấy cái cũ thối nát đành bỏ, cái mới tốt đẹp đáng theo. Tức như Nhật ký người điên và A Q. chính truyện đã có ảnh hưởng rất lớn cho cách mạng văn hóa Trung Quốc và cũng làm viên đá tảng đầu tiên đặt vững cái nền cách mạng văn học Trung Quốc. Cho nên, văn chương Lỗ Tấn, kể về lượng thì tiểu thuyết không bằng tản văn tạp cảm, mà kể về phẩm thì hai thứ ngang nhau.Bảy thiên in trong tuyển tập này, sáu thiên đầu dịch từ Nột hám, thiên sau cùng dịch từ Bàng hoàng. Chỉ có một thiên Chúc phước từng đăng trên Tạp chí Văn nghệ năm 1950, còn thì chưa hề in ra ở đâu.Gọi bằng "tuyển tập", tuyển theo hai tiêu chuẩn : một là những truyện nào, theo người dịch thấy, gần với tánh tình phong tục người Việt Nam ; một là những truyện nào người dịch hiểu hết được ý nghĩa, nhất là nắm được chủ đề nó. Có thể sau này sẽ dịch tất cả, nhưng hiện nay hẵng tuyển bảy thiên này dịch trước.Trong những truyện, có chỗ dùng điển tích ở sách xưa, có chỗ cần phải hiểu với lịch sử cận đại Trung Quốc, có chỗ dụng ý hơi sâu kín, tôi đều có chú thích theo cái biết của mình. Còn những từ ngữ bằng chữ Hán mà người Việt Nam thường cũng có nói đến như "tái ông thất mã an tri phi phước", "thiên hữu bất trắc phong vân", thì không chú thích.Cái truyện ngắn nào, tự nó đã thuyết minh chủ đề của nó, như Khổng ất kỷ, Chúc phước, xem qua khắc hiểu, thì không có lời giải. Nhưng cái nào, chủ đề hơi khuất kín : nói một nơi mà phải hiểu một nơi như Nhật ký người điên, không nói ngay chánh diện mà nói bên cạnh như Chuyện cái đầu tóc, hay là chủ đề phức tạp và tản mạn như A Q. chính truyện, thì tôi có viết mấy lời lược giải ở sau truyện, gọi là "Nêu đại ý".Về sự dịch, tôi theo lối "trực
    Tổng đề cử 0
    Tuần 87
    Tháng 500
    loading
    loading