JavaScript is off. Please enable to view full site.

Tuyển Tập Truyện Ngắn Stefan Zweig

56 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Truyện Ngắn Kinh Điển Tuyển Tập
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Năm xuất bản 2023
Số Chữ 19,690
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 301
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Tuyển Tập Truyện Ngắn Stefan Zweig
Đã có 10 người đánh giá / Tổng đề cử
Tập truyện này chọn lọc một số truyện ngắn xuất sắc của ông về hai thể loại nói trên. Là một nghệ sĩ tin tưởng ở chủ nghĩa nhân đạo, mang một tâm hồn nhạy cảm, cởi mở và dịu dàng, sống và sáng tác trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản bắt đầu đi vào chủ nghĩa đế quốc, Xvaig đã nhận ra được tính vô nhân đạo của xã hội tư bản và dĩ nhiên ông đã tố cáo cái xã hội đó trong các truyện của mình. Trước hết, Xvaig lên án xã hội tư bản về mặt tinh thần đạo đức. Dưới mắt Xvaig, đạo đức tư sản là thứ đạo đức giả dối, hai mặt, chỉ dùng để che giấu sự thật tàn nhẫn, đồi bại của đời sống thực. Trong Người nữ gia sư và Điều bí mật day dứt, qua cái nhìn hồn nhiên, ngay thật, nhân hậu của trẻ thơ, cuộc sống gia đình tư sản bề ngoài, tưởng như êm đẹp, mực thước nhưng thực chất là ngầm chứa những cái giả dối, bất công. Hai em bé gái tình cờ biết được câu chuyện thương tâm về cô gia sư mà người lớn tìm hết cách giấu chúng. Chúng phẫn nộ về cách xử sự tàn nhẫn của cha mẹ chúng đối với cô giáo, chúng mất hết lòng tin vào người lớn, ghê sợ cuộc đời mà từ nay chúng hình dung như một khu rừng tối tăm, ghê rợn. Chú bé Etga khiếp sợ khi khám phá ra rằng người mà chú yêu quý nhất đời, tin tưởng vô hạn - người mẹ thân yêu của chú - hóa ra cũng có thể làm những trò lừa dối thấp hèn. Sự khác biệt giữa những chuẩn mực đạo đức của xã hội tư sản với những gì diễn ra thực tế hàng ngày là một khía cạnh đáng ghê tởm, nó phá hoại ghê gớm tâm hồn con người, khiến con người hoặc sẽ trở nên thù địch với xã hội, hoặc chính mình cũng phải xử sự giả dối nếu muốn thích nghi với cái xã hội đó. Với con mắt quan sát sắc sảo, Xvaig nhìn thấy rõ xã hội tư sản là một xã hội chia rẽ con người và cả lớp người. Thói ích kỷ làm cho con người đâm ra nhẫn tâm, quên cả nghĩa vụ. Trong Amôk, ta thấy diễn ra một trận quyết đấu về tinh thần giữa một người đàn bà giàu sang và một viên bác sĩ ở xứ thuộc địa. Người đàn bà kia coi viên bác sĩ như mọi thứ mà bà ta có thể “mua” được. Ngược lại, lòng tự ái và sự thèm muốn đã khiến viên bác sĩ mưu toan lợi dụng thế bí của bà ta để làm nhục lòng kiêu hãnh của người đàn bà. Mỗi người trong hai nhân vật đó đều mang trong mình cả cái ác và cái thiện, hoàn cảnh xã hội đã làm cho cái ác chiến thắng. Song, trong thiên truyện “đượm mùi máu, cơn sốt và bệnh điên xứ Malaixia” này (R.Rôlăng), vẫn có một điều làm cho tấn bi kịch nặng nề mang chút ánh sáng: lương tâm làm cho con người vẫn còn là con người, ngay cả trong khi nó lâm vào một tình cảnh không lối thoát, và con người đã hành động theo tiếng nói của lương tâm, dù không xoay chuyển nổi tình thế, nhưng vẫn không để hoàn cảnh nô dịch mình. Thói sùng bái đồng tiền, coi đồng tiền là giá trị cao nhất của vạn vật đã giết chết những tình cảm thiêng liêng của con người, đã khiến người chồng trong Ngõ hẻm dưới ánh trăng vô tình làm nhục phẩm giá người vợ, đẩy người vợ của mình xuống vực thẳm của thảm họa. Xalômôxôn trong Một trái tim tan nát suốt đời lo kiếm tiền để vợ con sống trong cảnh giàu sang, nhưng rút cuộc cái hạnh phúc mà ông ta săn đuổi chỉ là điều hão huyền. Vợ con khinh rẻ ông, chỉ coi ông như một cái máy kiếm tiền vì ông thiếu học vấn, kém hào hoa phong nhã. Ông sống một mình cô đơn giữa cái “tổ ấm gia đình” và chết vì cõi lòng tan nát. Giàu sang và hạnh phúc không phải
Mới nhất
10 tháng trước
    Tổng đề cử 0
    Tuần 50
    Tháng 301
    loading
    loading